• Home
  • Thành lập công ty
    • Chuyển đổi loại hình
    • Thành lập chi nhánh
    • Công ty cổ phần
    • Công ty hợp danh
    • C.ty TNHH 1 thành viên
    • C.ty TNHH 2 thành viên
    • Doanh nghiệp tư nhân
    • Hộ kinh doanh cá thể
    • Văn phòng đại diện
  • Thay đổi ĐKKD
    • Thay đổi tên
    • Thay đổi địa chỉ
    • Thay đổi ngành nghề
    • Thay đổi cổ đông
    • Thay đổi đại diện C.ty
    • Thay đổi thành viên
    • Thay đổi vốn điều lệ
    • Cơ cấu lại công ty
    • Giải thể công ty
  • Giấy phép con
    • An ninh trật tự
    • Công bố sản phẩm
    • Giấy phép lao động
    • Giấp phép phòng cháy
    • Giấy phép ATVSTP
    • Giấy phép khác
  • Sở hữu trí tuệ
    • Vi phạm sở hữu trí tuệ
    • Bảo hộ nhãn hiệu
    • Bảo hộ quyền tác giả
    • Bảo hộ sáng chế
  • Dịch vụ đất đai
    • Chuyển nhượng dự án
    • Lập dự án đầu tư
    • Sang tên sổ đỏ
  • Đầu tư nước ngoài
    • C.ty 100% vốn NN
    • Công ty liên doanh
    • Chi nhánh công ty NN
    • VPĐD công ty NN
    • Điều chỉnh g.phép đ.tư
  • Liên hệ
  1. Trang chủ
  2. Dịch vụ sở hữu trí tuệ
  3. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được bảo vệ chặt chẽ nhằm khuyến khích phát triển, tạo lập các tài sản trí tuệ. Vậy Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và các văn bản mới nhất quy định thế nào về các vấn đề trên. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cũng dành riêng một phần quy định về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tư vấn Blue sẽ giới thiệu với các bạn các biện pháp này trong bài viết hôm nay.

Sở hữu trí tuệ cần được quan tâm

Sở hữu trí tuệ cần được quan tâm

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Tùy vào loại tài sản trí tuệ mà quyền sở hữu trí tuệ đối với loại tài sản đó cũng khác nhau nhưng dù là quyền sở hữu trí tuệ với đối tượng nào cũng được pháp luật bảo hộ. Quyền sở hữu trí tuệ thường có giá trị lớn nên trong thực tế xảy ra nhiều trường hợp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vì vậy ngoài việc quy định cụ thể các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ,

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ là ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra trên thực tế mà còn là việc xử lý, giải quyết khi có xâm phạm nhằm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.

Để các chủ thể linh hoạt trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định nhiều biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nếu dựa vào chủ thể thực hiện hành vi bảo vệ, có thể chia các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thành hai loại:

– Biện pháp bảo vệ do chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ: đây chính là các biện pháp được quy định trong quyền tự bảo vệ tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Khi thực hiện quyền tự bảo vệ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng nhiều một hoặc kết hợp các biện pháp tự bảo vệ sau:

+) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

+) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

+) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

+) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

– Biện pháp bảo vệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, gồm biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự và biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ. Các biện pháp này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi có (hoặc nghi ngờ có) hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra trên thực tế, trong đó :

+) Biện pháp hành chính là việc cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, cá nhân, tổ chức khác bị thiệt hại do hành vi xâm phạm hoặc phát hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hành chính hiện nay quy định trong Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Khi xử lý hành chính, tùy vào hành vi xâm phạm mà cơ quan có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo hay phạt tiền và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, khắc phục.

+) Biện pháp dân sự là biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tục tố tụng dân sự trên cơ sở yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

+) Biện pháp hình sự  là biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định là tội phạm theo thủ tục tố tụng hình sự. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được coi là tội phạm khi có đủ các yếu tố cấu thành một trong các tội quy định trong Bộ luật hình sự sau: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157) ; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); Tội lừa dối khách hàng (Điều 162) ; Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170) ; Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 170a) ; Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171) ; Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác (Điều 271).

+) Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ là việc cơ quan có thẩm quyền tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Như vậy, để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tùy từng trường hợp mà chủ thể quyền có thể tự bảo vệ hoặc thông qua hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mọi vấn đề vướng mắc về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ , quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

FacebookTwitterGoogle+

Thông tin liên quan:

Những điều cần biết về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Những điều cần biết về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Tại hội thảo mới đây, ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Thẩm định Kiểu dáng công nghiệp, Cục Sở hữu trí tuệ đã có bài thuyết trình về Bảo hộ hình dáng bên ngoài của sản phẩm: Đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Vào sáng ngày 5/7, Hội thảo Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn […]

Xem thêm

Truyền hình trả tiền đối mặt với vấn nạn vi phạm bản quyền

Truyền hình trả tiền đối mặt với vấn nạn vi phạm bản quyền

Dịch vụ truyền hình trả tiền ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Cùng với đó, vấn nạn vi phạm bản quyền, dịch vụ không phép diễn ra tràn lan. Đó là lý do truyền hình OTT được xác định là hướng đi mới cho dịch vụ truyền hình trả tiền. Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp […]

Xem thêm

Cách nhận biết đơn giản mỹ phẩm giả

Cách nhận biết đơn giản mỹ phẩm giả

Nếu bạn là một tín đồ “sành điệu” chính hiệu và cực kỳ quan tâm đến vấn đề hàng giả, hàng nhái.  Dưới đây là bí quyết nhận biết mỹ phẩm giả chị em nào cũng cần biết. Mỹ phẩm giả có thể rơi vào những trường hợp sau: Mỹ phẩm giả, nhái là sản phẩm được sản xuất và […]

Xem thêm

Quy định về quyền SHTT có hiệu lực từ tháng 9/2019

Quy định về quyền SHTT có hiệu lực từ tháng 9/2019

Theo thông tư số 02/2019/TT-BVHTTDL, từ ngày 1/9/2019, một số quy định về quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan sẽ có điều chỉnh. Tư vấn Blue xin được cung cấp nội dung thông tư “Quy định quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan” bắt đầu hiệu lực […]

Xem thêm

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài

Hiện nay, nhiều công ty nhập khẩu nhiều sản phẩm ở nước ngoài, để đăng ký nhãn hiệu của sản phẩm đó tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục như thế nào. Mời quý vị theo dõi bài viết sau của Tư vấn Blue. Khoản 2 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 quy […]

Xem thêm

Dịch vụ thế mạnh

  • Thành lập doanh nghiệp
  • Thay đổi đăng ký kinh doanh
  • Dịch vụ đầu tư nước ngoài
  • Dịch vụ sở hữu trí tuệ
  • Dịch vụ tư vấn đất đai
  • Dịch vụ giấy phép con
  • Dịch vụ khác liên quan
  • Mới nhất
  • Xem nhiều
Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp

Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án

Giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp

Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp

Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện

Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện

Thủ tục giải thể doanh nghiệp bảo hiểm tại Nghệ An

Thủ tục giải thể doanh nghiệp bảo hiểm tại Nghệ An

Thủ tục giải thể doanh nghiệp tại Nghệ An

Thủ tục giải thể doanh nghiệp tại Nghệ An

Thủ tục giải thể công ty cổ phần tại Nghệ An

Thủ tục giải thể công ty cổ phần tại Nghệ An

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Nghệ An

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Nghệ An

Thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử năm 2019

Thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử năm 2019

Cách xử lý khi phát hiện sai sót sau khi hóa đơn được cấp mã

Cách xử lý khi phát hiện sai sót sau khi hóa đơn được cấp mã

Lộ trình sử dụng hóa đơn điện tử

Lộ trình sử dụng hóa đơn điện tử

Có được chứng thực bản sao hóa đơn giá trị gia tăng không?

Có được chứng thực bản sao hóa đơn giá trị gia tăng không?

Cách xác định hóa đơn điện tử hợp lệ

Cách xác định hóa đơn điện tử hợp lệ

Cách lập hóa đơn điện tử trên phần mềm Einvoice

Cách lập hóa đơn điện tử trên phần mềm Einvoice

Giá trị pháp lý của hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử

Giá trị pháp lý của hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử

Hóa đơn điều chỉnh thuế giá trị gia tăng

Hóa đơn điều chỉnh thuế giá trị gia tăng

Quy định của Pháp luật xử lý hành vi  mua - bán hóa đơn

Quy định của Pháp luật xử lý hành vi mua - bán hóa đơn

Đường dây mua bán hóa đơn hơn 2.200 tỉ tại Hải Phòng

Đường dây mua bán hóa đơn hơn 2.200 tỉ tại Hải Phòng

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Số 105, đường Hermann, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0974.208.518 / 0947.502.028
Email: Luatbluena@gmail.com
Skype: Luatsungaynay2020

Kết nối mạng xã hội:


Copyright © 2016 Luật Blue. All rights reserved.