• Home
  • Thành lập công ty
    • Chuyển đổi loại hình
    • Thành lập chi nhánh
    • Công ty cổ phần
    • Công ty hợp danh
    • C.ty TNHH 1 thành viên
    • C.ty TNHH 2 thành viên
    • Doanh nghiệp tư nhân
    • Hộ kinh doanh cá thể
    • Văn phòng đại diện
  • Thay đổi ĐKKD
    • Thay đổi tên
    • Thay đổi địa chỉ
    • Thay đổi ngành nghề
    • Thay đổi cổ đông
    • Thay đổi đại diện C.ty
    • Thay đổi thành viên
    • Thay đổi vốn điều lệ
    • Cơ cấu lại công ty
    • Giải thể công ty
  • Giấy phép con
    • An ninh trật tự
    • Công bố sản phẩm
    • Giấy phép lao động
    • Giấp phép phòng cháy
    • Giấy phép ATVSTP
    • Giấy phép khác
  • Sở hữu trí tuệ
    • Vi phạm sở hữu trí tuệ
    • Bảo hộ nhãn hiệu
    • Bảo hộ quyền tác giả
    • Bảo hộ sáng chế
  • Dịch vụ đất đai
    • Chuyển nhượng dự án
    • Lập dự án đầu tư
    • Sang tên sổ đỏ
  • Đầu tư nước ngoài
    • C.ty 100% vốn NN
    • Công ty liên doanh
    • Chi nhánh công ty NN
    • VPĐD công ty NN
    • Điều chỉnh g.phép đ.tư
  • Liên hệ
  1. Trang chủ
  2. Thành lập công ty cổ phần
  3. Đặc điểm, quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp xã hội

Đặc điểm, quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp xã hội

Là một doanh nghiệp không nhằm mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận, doanh nghiệp xã hội mang những điểm đặc trưng so với các doanh nghiệp khác. Tư vấn Blue xin chia sẻ đặc điểm, quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp xã hội như sau:

Thành lập doanh nghiệp xã hội (nguồn internet)

Thành lập doanh nghiệp xã hội (nguồn internet)

Một số đặc điểm của doanh nghiệp xã hội:

Tạo nguồn thu đáng kể từ các hoạt động mang tính kinh doanh. Đây là điểm gần như tương đồng với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoặc cả các tổ chức phi lợi nhuận hoặc với doanh nghiệp có mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xã hội có quyền tiến hành kinh doanh để bù đắp chi phí và phát triển các giá trị xã hội, tuyệt nhiên không phải để tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, các doanh nghiệp này cũng cần có chiến lược vận hành nói chung và chiến lược phát triển tổng thể nói riêng khác cơ bản so với các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.

Trực tiếp giải quyết các vấn đề xã hội và góp phần làm tăng những giá trị tốt đẹp mang bản sắc chung của toàn xã hội thông qua hàng hóa, dịch vụ hoặc hỗ trợ những người gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng được doanh nghiệp tuyển dụng. Các vấn đề xã hội thường được quan tâm là bảo vệ giá trị văn hóa, tôn trọng các quan hệ xã hội, bảo vệ môi trường, cứu trợ, quyên góp, hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn, giải quyết các xung đột trong gia đình, cộng đồng…hoặc làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Nghĩa là các doanh nghiệp xã hội góp phần bảo vệ và phát huy những điều hay, lẽ phải và những giá trị xã hội nhưng chúng không phải là những tổ chức từ thiện hoặc tổ chức “cứu tế cứu đói” thuần túy.

Lấy việc mang lại những giá trị tốt đẹp đối với toàn xã hội làm mục tiêu cơ bản và bản chất của doanh nghiệp cũng như lợi thế so với các doanh nghiệp khác. Những giá trị tốt đẹp của toàn xã hội được thể hiện ở phát triển quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa người với người trong xã hội, những quy tắc ứng xử, chuẩn mực và đạo đức xã hội…được mọi người tôn trọng và tuân thủ như các hoạt động cứu trợ, từ thiện, quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bị thảm họa thiên nhiên…

Các quyền và nghĩa cụ quan trọng của DNXH bao gồm:

Thứ nhất, DNXH phải duy trì mục tiêu và điều kiện phân phối lợi nhuận trong suốt quá trình hoạt động. Như đã phân tích, đặc trưng pháp lý để phân biệt DNXH với các doanh nghiệp thông thường là ở mục tiêu và điều kiện phân phối lợi nhuận, vì vậy DNXH phải duy trì các tiêu chí này trong suốt quá trình hoạt động của mình. Pháp luật doanh nghiệp quy định các cơ chế để đảm bảo việc tuân thủ mục tiêu xã hội, môi trường của DNXH.

Thứ hai, DNXH được huy động và nhận tài trợ. Theo tìm hiểu và đánh giá của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, các DNXH ở Việt Nam còn khá non trẻ, được thành lập chủ yếu từ những ý tưởng mang tính cá nhân, có vốn đầu tư ban đầu đa phần là vốn tự đóng góp của các thành viên sáng lập với quy mô nhỏ. DNXH có đặc thù là không vì mục tiêu lợi nhuận, lại kinh doanh trên các thị trường có rủi ro cao, lợi suất tài chính thấp nên không hấp dẫn các nhà đầu tư thương mại, cùng với đó là chi phí đầu tư cho nhân sự, quản lý của DNXH lại lớn hơn so với mức trung bình. Vì vậy, DNXH đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tài chính, vì vậy những khoản đóng góp, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân khác để phần nào bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của DNXH là rất cần thiết.

Thứ ba, DNXH không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký. Trên cơ sở mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích của cộng đồng mà các DNXH mới có thể huy động được các nguồn tài trợ, còn các nhà tài trợ khi tài trợ vào DNXH thì mong muốn khoản tài trợ ấy được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Xét về bản chất, khoản tài trợ do DNXH huy động được không phải là tài sản thuộc sở hữu của DNXH, nên việc quyết định sử dụng khoản tài trợ ấy như thế nào bị giới hạn. Do đó, điểm d khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định DNXH chỉ được sử dụng các khoản tài trợ để trang trải chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký. Trường hợp DNXH vi phạm nghĩa vụ này thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Thứ tư, Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội. Với khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề về nhu cầu an sinh xã hội, phục vụ nhu cầu của những người nghèo, yếu thế nhất và đông nhất trong xã hội. Đây là nhóm người lâu nay vẫn được bảo trợ từ các chính sách của nhà nước, hay nói cách khác, đây là “gánh nặng” của ngân sách nhà nước. DNXH chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước, góp phần rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm, thu nhập và cơ hội để nhóm tầng lớp này tự tin, hòa nhập, từ đó giúp họ có cuộc sống ổn định hơn. DNXH đang ra sức giải quyết những vấn đề trong xã hội mà Nhà nước không làm xuể, giá trị mà các DNXH mang lại cho xã hội là rất lớn. Do đó, Nhà nước cần xem DNXH là người bạn đồng hành cùng với mình trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và xây dựng các chính sách tạo điều kiện để DNXH phát triển.

Tiêu chí của doanh nghiệp xã hội:

  • Doanh nghiệp xã hội phải được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường hay vì lợi ích cộng đồng;
  • Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm vào các mục tiêu xã hội, môi trường như đăng ký.

Mọi vấn đề vướng mắc về đặc điểm, quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp xã hội, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

FacebookTwitterGoogle+

Thông tin liên quan:

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường biển

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường biển

Căn cứ Nghị định 160/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển. Tư vấn Blue xin tư vấn thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường biển như sau: Điều kiện kinh doanh vận tải biển Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển […]

Xem thêm

Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Trong bài viết này  Tư vấn Blue xin tư vấn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế như sau: Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. Đây […]

Xem thêm

Thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần

Thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay, nhận được nhiều sự lựa chọn thành lập doanh nghiệp mới. Vậy nên “Công ty cổ phần là gì?” chính là thắc mắc phổ biến của  nhiều doanh nhân khởi nghiệp. Đáp ứng nhu cầu  tìm hiểu về công ty cổ phần, công […]

Xem thêm

Những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần tại Nghệ An

Những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần tại Nghệ An

Mỗi loại hình công ty đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Hiểu về công ty cổ phần sẽ giúp các chủ doanh nghiệp có được những sự lựa chọn tối ưu trong quyết định của mình. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin tư vấn  những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần tại […]

Xem thêm

Loại hình công ty cổ phần tại Nghệ An

Loại hình công ty cổ phần tại Nghệ An

Công ty cổ phần là doanh nghiệp duy nhất có quyền phát hành cổ phiếu và được tham gia huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Với bản chất đặc biệt của công ty cổ phần là loại hình công ty có nhiều cổ đông góp vốn vì thế mà Luật doanh nghiệp có quy định về số lượng […]

Xem thêm

Dịch vụ thế mạnh

  • Thành lập doanh nghiệp
  • Thay đổi đăng ký kinh doanh
  • Dịch vụ đầu tư nước ngoài
  • Dịch vụ sở hữu trí tuệ
  • Dịch vụ tư vấn đất đai
  • Dịch vụ giấy phép con
  • Dịch vụ khác liên quan
  • Mới nhất
  • Xem nhiều
Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp

Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án

Giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp

Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp

Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện

Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện

Thủ tục giải thể doanh nghiệp bảo hiểm tại Nghệ An

Thủ tục giải thể doanh nghiệp bảo hiểm tại Nghệ An

Thủ tục giải thể doanh nghiệp tại Nghệ An

Thủ tục giải thể doanh nghiệp tại Nghệ An

Thủ tục giải thể công ty cổ phần tại Nghệ An

Thủ tục giải thể công ty cổ phần tại Nghệ An

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Nghệ An

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Nghệ An

Thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử năm 2019

Thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử năm 2019

Cách xử lý khi phát hiện sai sót sau khi hóa đơn được cấp mã

Cách xử lý khi phát hiện sai sót sau khi hóa đơn được cấp mã

Lộ trình sử dụng hóa đơn điện tử

Lộ trình sử dụng hóa đơn điện tử

Có được chứng thực bản sao hóa đơn giá trị gia tăng không?

Có được chứng thực bản sao hóa đơn giá trị gia tăng không?

Cách xác định hóa đơn điện tử hợp lệ

Cách xác định hóa đơn điện tử hợp lệ

Cách lập hóa đơn điện tử trên phần mềm Einvoice

Cách lập hóa đơn điện tử trên phần mềm Einvoice

Giá trị pháp lý của hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử

Giá trị pháp lý của hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử

Hóa đơn điều chỉnh thuế giá trị gia tăng

Hóa đơn điều chỉnh thuế giá trị gia tăng

Quy định của Pháp luật xử lý hành vi  mua - bán hóa đơn

Quy định của Pháp luật xử lý hành vi mua - bán hóa đơn

Đường dây mua bán hóa đơn hơn 2.200 tỉ tại Hải Phòng

Đường dây mua bán hóa đơn hơn 2.200 tỉ tại Hải Phòng

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT BLUE
Địa chỉ: Số 126 Nguyễn Sỹ Sách, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0974.208.518 / 0947.502.028
Email: Luatbluena@gmail.com
Skype: Luatsungaynay2020

Kết nối mạng xã hội:


Copyright © 2016 Luật Blue. All rights reserved.