Trong thời điểm nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang gồng mình hết sức để có thể vượt qua được những tổn thất của cuộc khủng hoảng tài chính, thị trường hiện nay cũng đang đặt ra nhiều khó khăn và rắc rối hơn cho các doanh nhân, đòi hỏi họ phải lựa chọn ra được chiến lược khôn ngoan nhất cho sự sống còn của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó sáp nhập là chiến lược hợp tác doanh nghiệp trong việc tái phân bổ nguồn lực tài chính và hệ thống quản trị, thông qua việc mua bán, kết hợp với các doanh nghiệp khác có khả năng tài chính cao hơn hoặc hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp.Bằng chuyên môn và kinh nghiệm nhiều năm trong ngành Tư vấn Blue những lưu ý khi thực hiện sáp nhập doanh nghiệp như sau:
Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp:
Luật cạnh tranh 2004 có quy định như sau:
” Điều 16. Tập trung kinh tế
Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm:
1. Sáp nhập doanh nghiệp;
2. Hợp nhất doanh nghiệp;
3. Mua lại doanh nghiệp;
4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
5. Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Trường hợp tập trung kinh tế bị cấm
Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm
Tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 của Luật này có thể được xem xét miễn trừ trong các trường hợp sau đây:
1. Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản;
2. Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.”
Như vậy:
Theo Luật doanh nghiệp 2005 thì các công ty cùng loại mới được tiến hành sáp nhập doanh nghiệp, tuy nhiên, khi Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thay thế cho Luật cũ, quy định sáp nhập không còn hạn chế các công ty cùng loại.
Theo đó nếu thị phần của doanh nghiệp nhận sáp nhập mà từ 30- 50% thì mình phải làm thủ tục thông báo với cục quản lý cạnh tranh, trường hợp mà doanh nghiệp nhận sáp nhập chiếm thị phần trên thị trường liên quan từ 50% thì không được tiến hành sáp nhập trừ hai trường hợp được quy định tại điều 19 luật cạnh tranh như trên.
Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp được quy định tại Điều 19 Luật cạnh tranh 2004 là: một hoặc nhiều doanh nghiệp tham gia sáp nhập đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; việc sáp nhập có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.
Hồ sơ cần chuẩn bị sáp nhập doanh nghiệp (mang tính tham khảo):
- Biên bản họp và Quyết định của chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông của Công ty bị sáp nhập về việc sáp nhập công ty, thông qua hợp đồng sáp nhập và Điều lệ công ty nhận sáp nhập
- Công văn xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế và đóng mã số thuế;
- Hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp (bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp)
- Tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập
Hồ sơ cần chuẩn bị cho việc đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập tùy thuộc vào việc công ty nhận sáp nhập có thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hay không.
- Trường hợp công ty nhận sáp nhập không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh:
- Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp;
- Hợp đồng sáp nhập;
- Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
- Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên sở hữu trên 65% vốn điều lệ của công ty bị sáp nhập;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập.
- Trường hợp công ty nhận sáp nhập có thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
- Hợp đồng sáp nhập;
- Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
- Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên sở hữu trên 65% vốn điều lệ của công ty bị sáp nhập;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập.
- Kèm theo các giấy tờ quy định tại Chương VI Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp. (phụ thuộc vào nội dung công ty muốn thay đổi như: tên công ty; địa chỉ trụ sở chính; vốn điều lệ; thông tin người đại diện theo pháp luật (Đối với công ty TNHH còn có thêm thông tin về thành viên công ty); nội dung về ngành nghề kinh doanh…)
Lưu ý:
Doanh nghiệp bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi sáp nhập doanh nghiệp. Nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán,hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
Mọi vấn đề vướng mắc về những lưu ý khi thực hiện sáp nhập doanh nghiệp, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.