Trong thời buổi kinh tế hội nhập như ngày nay, nhu cầu học tiếng nước ngoài của người dân ngày càng tăng cao, các trung tâm ngoại ngữ mở ra ngày càng nhiều. Nhằm hỗ trợ các cá nhân và tổ chức về pháp lý liên quan đến thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Nghệ An, Tư vấn Blue xin tư vấn như sau:
Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ
Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức thành lập trung tâm ngoại ngữ không phân biệt ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật hay tiếng Trung Quốc sẽ phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều kiện này yêu cầu người thành lập trung tâm ngoại ngữ phải thực hiện thủ tục xin xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn việc hoạt động dạy ngoại ngữ tại địa bàn là phù hợp với quy hoạch giáo dục của địa phương.
2. Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học xác định rõ: Mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trung tâm.
Hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ phải được lập thành đề án rõ ràng để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và nắm bắt được các thông tin quản lý chuyên ngành như số lượng học viên, đối tượng hướng tới,…
3. Có cán bộ quản lý, giáo viên, kỹ thuật viên giảng dạy lý thuyết, thực hành bảo đảm trình độ chuyên môn theo quy định; kế toán, thủ quỹ đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm. Số lượng giáo viên phải bảo đảm tỷ lệ trung bình không quá 25 học viên/1 giáo viên/ca học.
4. Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu bảo đảm 1,5 m2/học viên/ca học.
5. Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ.
Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ
- Đơn xin thành lập Trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học, bồi dưỡng văn hóa (theo mẫu) :
- Tên Giám đốc trung tâm ngoại ngữ hoặc tên người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp phải là người đứng tên trong đơn xin mở Trung tâm ngoại ngữ.
- Đơn xin mở trung tâm ngoại ngữ cần phải có dấu xác nhận của Ủy ban Nhân dân xã (phường) nơi người đứng tên Giám đốc đăng ký thường trú hoặc nơi người đại diện pháp luật người đứng tên trong đơn.
- Có xác nhận ý kiến của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận, Huyện nơi đăng ký mở Trung tâm ngoại ngữ.
- Đối với các cá nhân, tổ chức cần có giấy phép hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Bộ kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư và xác nhận của Uỷ Ban Nhân Dân xã (phường).
2. Đề án tổ chức và cách thức hoạt động :
- Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;
- Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;
- Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;
- Cơ sở vật chất của trung tâm;
3. Hồ sơ cần chuẩn bị của người đứng tên Giám đốc trung tâm ngoại ngữ : (theo mẫu)
- Hồ sơ sơ yếu Lý lịch có đóng dấu xác nhận của Ủy ban Nhân dân xã, phường hoặc của các cơ quan chủ quản.
- Bản sao các giấy tờ văn bằng chuyên môn, những văn bằng quản lý có thị thực.
- Bản sao sổ hộ khẩu thường trú tại Thành phố Hà Nội hoặc giấy đăng ký tạm trú dài hạn có thị thực (đối với người nước ngoài).
4. Hồ sơ về cơ sở vật chất của trung tâm ngoại ngữ:
- Nếu cơ sở xây dựng trung tâm ngoại ngữ của cá nhân hoặc tổ chức đứng tên mở trung tâm thì cần photo bìa đỏ quyền sử dụng đất hoặc giấy xác nhận quyền sử dụng của các cơ quan chủ quản.
- Nếu cơ sở xây dựng trung tâm ở trên mặt bằng đi thuê của các trường học thì phải được sự đồng ý, ký kết của Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn trường đó và xin ý kiến chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với các trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở ); xin giấy phép và ý kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo nếu xây dựng trên mặt bằng thuê của các trường Trung học phổ thông, các trường trực thuộc Sở và những đơn vị khác ngoài ngành.
- Nếu mặt bằng xây dựng trung tâm ngoại ngữ được thuê mượn của các công ty, cơ quan nhà nước… thì phải do thủ trưởng hoặc người đại diện trực tiếp quản lý ký kết.
- Nếu mặt bằng xây dựng trung tâm trên đất thuê mượn của cá nhân, tổ chức doanh nghiệp tư nhân… thì phải có ký kết hợp đồng của 2 bên và được công chứng nhà nước. Nội dung trong Hợp đồng cần nêu rõ thời gian thuê, thời gian tối thiểu là 01 năm, phải thực hiện đóng thuế đầy đủ nếu có.
5. Hồ sơ lý lịch của giáo viên, nhân viên kế toán trong trung tâm: (theo mẫu)
- Sơ yếu Lý lịch của các nhân sự trong trung tâm, có dấu xác nhận của Ủy ban Nhân dân xã, phường hoặc cơ quan chủ quản.
- Danh sách các văn bằng liên quan về trình độ chuyên môn có thị thực
- Giấy khám sức khỏe được cấp do các Phòng khám khu vực hoặc do các bệnh viện cấp (Những nhân sự đang làm việc trực tiếp tại các trường do sở giáo dục và đào tạo quản lý thì được miễn trừ giấy này)
- Bản ký kết Hợp đồng lao động giữa 2 bên: Theo chuẩn mẫu của Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội (mỗi bên sẽ giữ 01 bản đã ký kết và đóng dấu)
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ
1. Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được Chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền) quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc; các trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc trường trung cấp; các trung tâm ngoại ngữ, tin học do các tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập;
2. Giám đốc các trường đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc hoạt động của đơn vị mình.
3. Người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc có thẩm quyền quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc.
Đối với hoạt động trung tâm ngoại ngữ trực thuộc doanh nghiệp thì thẩm quyền cấp phép thường là Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo. Thời hạn giấy phép đối với hoạt động của trung tâm ngoại ngữ dạng bán chuyên nghiệp chỉ là 01 năm và được gia hạn nhiều lần.
Các bước thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép trung tâm ngoại ngữ
Bước 1: Doanh nghiệp, tổ chức đăng ký hoạt động trung tâm ngoại ngữ nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa Sở giáo dục và đào tạo.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trung tâm;
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đúng quy định, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định trên thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định và ghi kết quả vào biên bản thẩm định;
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 49 nghị định 46/2017/NĐ-CP quyết định cho phép trung tâm hoạt động giáo dục. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trung tâm nêu rõ lý do.
Mọi vấn đề vướng mắc về thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Nghệ An, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.