Nhập khẩu là một trong những hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, qua đó những chủ thể có quyền nhập khẩu thực viện việc đưa hàng hóa từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam. Xin giấy phép nhập khẩu là một trong những việc phải làm, nếu mặt hàng bạn muốn nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép.Bởi vì, việc tìm hiểu và chuẩn bị đủ các điều kiện để xin giấy phép thường mất nhiều thời gian. Khi biết chắc sẽ xin được giấy phép, lúc đó chủ hàng mới đàm phán chính thức với đối tác cũng chưa muộn. Hoặc có thể tiến hành song song, nhưng không chốt hợp đồng cho đến khi giải quyết xong vấn đề xin phép cơ quan chức năng để được nhập khẩu mặt hàng nào đó. Vậy xin giấy phép nhập khẩu cần những thủ tục gì? Tư vấn Blue sẽ giải đáp trong bài viết ngày hôm nay.
1. Những đối tượng được thực hiện quyền nhập khẩu
– Thương nhân Việt Nam không phải là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ các hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu.
Chi nhánh của thương nhân được thực hiện nhập khẩu theo ủy quyền của thương nhân.
– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động nhập khẩu phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định của pháp luật.
2. Những hàng hóa nhập khẩu phải thực hiện xin cấp giấy phép nhập khẩu
- Hàng hóa nhập khẩu cần giấy phép
- Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương
Đối với những loại hàng hóa nên trên, thương nhân khi nhập khẩu hàng hóa phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan.
Các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền nêu trên ban hành quy định chi tiết về việc cấp giấy phép nhập khẩu phù hợp với quy định pháp luật và thực hiện việc cấp phép theo quy định.
Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp phải nhập khẩu theo giấy phép hoặc theo điều kiện hoặc phải kiểm tra thì chỉ thực hiện thủ tục với cơ quan hải quan.
Việc nhập khẩu hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định 69/2018/NĐ-CP này nhưng không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương trên cơ sở ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu
Thành phần hồ sơ:
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân;
– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Các tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
Nơi nộp hồ sơ: Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.
Hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Thời gian giải quyết: Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.
Lưu ý: Bộ, cơ quan ngang bộ dựa vào những quy định trên để ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định chi tiết về hồ sơ cấp giấy phép và công bố cơ quan, tổ chức, địa chỉ tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép của thương nhân.
Ví dụ: Doanh nghiệp muốn nhập khẩu trang thiết bị y tế thì phải cần có giấy phép nhập khẩu. Trình tự, thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế được quy định chi tiết tại Điều 42 Nghị định 36/2016/NĐ-CP.
Trên đây là tư vấn của Tư vấn Blue về thủ tục xin giấy phép nhập khẩu. Quý khách hàng có nhu cầu hoặc có vấn đề thắc mắc liên quan đến hủ tục xin giấy phép nhập khẩu xin vui lòng liên hệ với Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.