Sở hữu trí tuệ được hiểu là sở hữu các tài sản trí tuệ, những kết quả hoạt động từ tư duy sáng tạo của con người. Đối tượng của các sở hữu này là các tài sản phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế, tinh thần to lớn, góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn minh khoa học công nghệ của nhân loại. Đó là các tác phẩm văn học, nghệ thuật các công trình khoa học kỹ thuật ứng dụng cũng như các tên gọi hình ảnh được sử dụng trong hoạt động thương mại.
Đăng ký sở hữu trí tuệ (SHTT) để khẳng định hợp pháp quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Tư vấn Blue xin chia sẻ những thông tin liên quan đến đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Nghệ An như sau:
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
4. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.
Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Quyền tác giả, Quyền liên quan, Quyền sở hữu công nghiệp, Quyền đối với giống cây trồng . Do sở hữu trí tuệ cũng có nhiều đặc tính của sở hữu cá nhân và sở hữu tài sản thực sự nên những quyền lợi gắn liền với sở hữu trí tuệ cho phép chúng ta có thể mua, bán, cấp phép hay thậm chí là cho không sở hữu trí tuệ của chúng ta như tài sản thông thường. Luật về sở hữu trí tuệ cho phép chủ sở hữu, người phát minh và tác giả bảo vệ tài sản của mình trước việc sử dụng trái phép.
Đăng ký Kiểu dáng công nghiệp:
Đơn đăng ký được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
Bao gồm các tài liệu sau đây:
- Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHCN ban hành, gồm ba (3) bản
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, gồm ba (3) bản;
- Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp, gồm sáu (6) bộ;
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động), gồm một (1) bản;
- Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu, gồm một (1) bản;
2. Giấy ủy quyền (nếu cần);
Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;
Chứng từ nộp phí nộp đơn và phí công bố đơn, gồm một (1) bản.
Các tài liệu sau đây có thể được nộp trong thời hạn ba (3) tháng kể từ ngày nộp đơn:
Bản tiếng Việt của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó;
3. Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu;
Bản gốc của Giấy ủy quyền, nếu trong đơn đã có bản sao;
Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của kiểu dáng công nghiệp và phải phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bộ hình vẽ và bao gồm các nội dung sau:
- Tên sản phẩm hoặc bộ phận sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;
- Chỉ số Phân loại Kiểu dáng công nghiệp Quốc tế (theo thỏa ước Locarno);
- Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;
- Các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết;
- Liệt kê ảnh chụp hoặc hình vẽ;
- Bản chất của kiểu dáng công nghiệp, trong đó cần nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.
- Bộ ảnh chụp hoặc hình vẽ phải thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như đã được mô tả nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó. ảnh chụp/hình vẽ phải rõ ràng và sắc nét, không được lẫn các sản phẩm khác với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ. Tất cả các ảnh chụp/hình vẽ phải theo cùng một tỉ lệ. Kích thước mỗi ảnh chụp/hình vẽ không được nhỏ hơn (90 x 120)mm và không được lớn hơn (210 x 297) mm.
Đăng ký Bản quyền tác giả và quyền liên quan.
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân nộp 01 hồ sư đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tại cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ đăng ký bản quyền
Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả/ các đồng tác giả
- 03 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;
- 02 Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả.
- Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các đồng tác giả;
- Giấy ủy quyền của tác giả/ các tác giả (theo mẫu);
- Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai – 1 bản (theo mẫu);
Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu không đồng thời là tác giả (tổ chức, công ty)
- 03 bản mẫu tác phẩm gốc;
- 01 Giấy uỷ quyền của tổ chức công ty (theo mẫu);
- 01 Bản sao công chứng chứng minh nhân dân (hoặc Chứng minh thư gốc nộp kèm để đối chiếu khi không có công chứng bản sao) của tác giả/các tác giả tác phẩm có xác nhận sao y bản chính;
- Giấy chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm của tác giả/ các tác giả cho chủ sở hữu tác phẩm (tổ chức, công ty) (1 bản);
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập có công chứng;
- Giấy cam đoan của tác giả/các tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai (theo mẫu);
- Các thông tin khác: bút danh của tác giả; địa chỉ; số điện thoại và fax của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
Thông tin cần cung cấp để tiến hành đăng ký nhãn hiệu:
Scan hoặc Ảnh chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu đăng ký theo hình thức Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh) Hoặc Giấy CMND/CCCD (nếu đăng ký theo hình thức cá nhân).
File logo thương hiệu cần đăng ký (File ảnh hoặc File word hoặc File Pdf)
Thông tin liên hệ: số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ liên hệ.
Đối với cá nhân: cần cung cấp địa chỉ cố định và có thể nhận được Quyết định, thông báo từ Cục Sở hữu trí tuệ.
Nhóm ngành nghề (hoặc cung cấp lĩnh vực hoạt động chính đối với nhãn hiệu để được tư vấn Nhóm).
02 (Hai) bộ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Theo mẫu của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành).
05 mẫu nhãn hiệu cần đăng ký
Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ
Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký sở hữu trí tuệ.
Soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Đại diện theo ủy quyền cho quý khách để nộp hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Theo dõi quá trình nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ
Gia hạn giấy chứng nhận đã đăng ký.
Mọi vấn đề vướng mắc về đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Nghệ An, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue qua hotline hoặc trực tiếp đến văn phòng công ty để được tư vấn miễn phí.