Nhãn hiệu tập thể theo khoản 17 điều 4 Luật SHTT Việt Nam được hiểu là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Nhãn hiệu tập thể thường là của một hiệp hội hoặc một tập thể mà các thành viên của nó có thể sử dụng nhãn hiệu tập thể để quảng bá sản phẩm của mình. Hiệp hội thường thiết lập một hệ thống các tiêu chuẩn nhất định cho việc sử dụng nhãn hiệu tập thể (chẳng hạn như các tiêu chuẩn về chất lượng) và cho phép các công ty thành viên sử dụng nhãn hiệu nếu họ đáp ứng được các tiêu chuẩn đó. Vậy nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận khác nhau như thế nào? Tư vấn Blue sẽ giới thiệu với quý vị trong bài viết sau.
Nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận khác nhau như thế nào?
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu,cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng,độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Chức năng:
Nhãn hiệu tập thể phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thành viên thuộc 1 tổ chức với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác
Nhãn hiệu chứng nhận thì có chức năng chứng nhận đặc tính, chất lượng,.. và các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
Chủ thể nộp đơn:
Nhãn hiệu tập thể: Tổ chức được thành lập hợp pháp
Nhãn hiệu chứng nhận:
Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
Phạm vi bảo hộ:
Cả 2 nhãn hiệu trên đều được bảo hộ trên phạm vi quốc gia và lĩnh vực mà chủ thể đó đăng ký.
Chủ thể có quyền sử dụng:
Thành viên của tổ chức, bản thân tổ chức đó
Đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận thuộc về tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
– Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
+ Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;
- Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;
- Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;
- Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;
- Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.