Nhiều người trong chúng ta thường nhầm lẫn hộ kinh doanh cũng là một trong những loại hình doanh nghiệp. Để làm rõ vấn đến này chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể. Và từ đó làm tiền đề để lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp để không mất thời gian, chi phí để chuyển đổi sau này. Tư vấn Blue xin tư vấn đặc điểm hộ kinh doanh như sau:
Hộ kinh doanh có những đặc điểm sau:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ.
- Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh của hộ ( như chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân).
- Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh của hộ do các thành viên trong nhóm hoặc hộ gia đình quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người làm đại diện cho nhóm hoặc hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh mang tính nghề nghiệp thường xuyên, nghĩa là hộ kinh doanh hoạt động một cách chuyên nghiệp và thu nhập chính của họ phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
Vì vậy, tại Khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
– Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp: cá nhân, nhóm người, hộ gia đình nhân danh chính mình tham gia vào hoạt động kinh doanh. Mặc dù là chủ thể kinh doanh chuyên nghiệp nhưng hộ kinh doanh lại không có tư cách của doanh nghiệp, không có con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật Phá sản khi kinh doanh thua lỗ. Khi tham gia giao dịch, cá nhân hoặc đại diện theo nhóm người hay đại diện hộ gia đình nhân danh mình mà không nhân danh hộ kinh doanh để thực hiện hoạt động kinh doanh.
– Cá nhân, nhóm người hoặc các thành viên như trong hộ chịu trách nhiệm đến cùng về mọi khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh (trách nhiệm vô hạn). Hay nói cách khác, khi phát sinh khoản nợ, cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách nhiệm trả hết nợ, không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay dân sự mà họ đang có; không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh.
Có nên thành lập hộ kinh doanh cá thể?
Hộ kinh doanh cá thể phù hợp với các hình thức kinh doanh có quy mô nhỏ, việc kinh doanh buôn bán được thực hiện tại một địa điểm cố định bởi hộ kinh doanh cá thể bị hạn chế về số lượng lao động và địa điểm đăng ký kinh doanh.
Ưu điểm
– Tránh được các thủ tục rườm rà.
– Không phải khai thuế hàng tháng.
– Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản.
– Quy mô gọn nhẹ.
– Phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.
– Được áp dụng chế độ thuế khoán.
Nhược điểm
– Không được bảo vệ thương hiệu.
– Không được sử dụng hóa đơn khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn VAT.
– Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở các đơn vị phụ thuộc.
– Sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu .
– Không có tư cách pháp nhân.
– Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động kinh doanh.
– Ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác
Đăng ký thành lập Hộ kinh doanh
Muốn thành lập Hộ kinh doanh, các chủ thể cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Chủ hộ kinh doanh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sau đó nộp cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Huyện và nộp các khoản phí, lệ phí liên quan theo quy định của pháp luật.
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ nếu đủ các điều kiện theo quy định.
Nơi nộp hồ sơ: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Mọi vấn đề vướng mắc về đặc điểm hộ kinh doanh, thủ tục thành lập hộ kinh doanh, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.