Chủ doanh nghiệp tư nhân là người chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của doanh nghiệp. (nếu doanh nghiệp phá sản thì mọi tài sản đứng tên của chủ doanh nghiệp như nhà cửa, đất đai đều được đem ra để thanh toán nợ). Trong bài viết này Tư vấn Blue xin tư vấn đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân theo quy định như sau:
Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân
- Chủ doanh nghiệp phải chịu mọi trách nhiệm về hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp khác với các loại hình công ty (trừ hợp danh) đó là chủ công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ đăng ký.
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên trong các vụ việc chủ doanh nghiệp thay mặt đại diện trước cơ quan nhà nước.
- Doanh nghiệp tư nhân vẫn được quyền thuê giám đốc điều hành, mở chi nhánh và lập các địa điểm kinh doanh giống như các loại hình doanh nghiệp thông thường.
Về ưu điểm:
Do chỉ có một cá nhân làm chủ nên chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền chủ động hoàn toàn trong việc quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc bởi quy định pháp luật do chế độ trách nhiệm vô hạn như một sự đảm bảo cho đối tác kinh doanh cũng như các tổ chức tín dụng hợp tác với doanh nghiệp rồi.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân đơn giản, gọn nhẹ.
Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo ra sự tin tưởng cho đối tác và khách hàng của doanh nghiệp tư nhân, thu hút hợp tác kinh doanh.
Về nhược điểm:
Chủ doanh nghiệp tư nhân luôn có tính rủi ro cao do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình trước mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cho dù có thuê giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Thành phần hồ sơ
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền) của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực của chủ doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật: Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam ở trong nước;
- Các loại giấy tờ khác: Văn bản uỷ quyền của người đi nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
Thủ tục cấp giấy đăng ký kinh doanh
Trường hợp đăng ký trực tiếp:
Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.
Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:
Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.
Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.
Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
Người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử. Trường hợp bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy không chính xác so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bằng bản giấy thì được coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.
Mọi vấn đề vướng mắc về đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân theo quy định, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.