Trong 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng cổ phần của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập công ty thì phải được sự đồng ý của các cổ đông sáng lập còn lại. Trường hợp cổ đông sáng lập còn lại không đồng ý việc chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài thì cổ đông dự định chuyển nhượng có quyền yêu cầu các cổ đông còn lại hoặc công ty mua lại số cổ phần dự định chuyển nhượng đó. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin tư vấn hồ sơ chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập như sau:
Điều kiện được nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông sáng lập
Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 quy định cổ đông sáng lập được chuyển nhượng cổ phần cho người khác khi người nhận chuyển nhượng cổ phần đáp ứng các điều kiện sau đây
1. Không thuộc trường hợp cấm tham gia góp vốn, quản lý doanh nghiệp theo điều 18 Luật doanh nghiệp.
2. Có đủ năng lực hành vi dân sự.
Năng lực hành vi dân sự đối với tổ chức không phải là thuật ngữ tư cách pháp nhân mà Luật dân sự 2015 nói tới. Các tổ chức không có tư cách pháp nhân như: Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, Các tổ chức thành lập hợp pháp như hiệp hội,… vẫn được quyền góp vốn và nhận chuyển nhượng cổ phần để trở thành cổ đông công ty.
3. Trong 03 năm hoạt động đầu tiên thì việc chuyển nhượng cổ phần phải đảm bảo: Được Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần thông qua việc chuyển nhượng cổ phần khi cổ phần chào bán của cổ đông sáng lập đã chào bán cho các cổ đông sáng lập khác nhưng không ai mua.
Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập bao gồm:
Doanh nghiệp soạn hồ sơ chuyển nhượng và thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần sau đó nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư.
Thành phần Hồ sơ bao gồm:
Thông báo thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp
Biên bản họp đại hội đồng cổ đông;
Lưu ý, Trong 03 năm đầu kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Số cổ phần có quyền biểu quyết không bao gồm cổ phần của cổ đông dự định chuyển nhượng nếu chuyển nhượng cho cổ đông khác không phải là cổ đông sáng lập.
Quyết định của đại hội đồng cổ đông
Thông báo lập sổ đăng ký cổ đông;
Danh sách cổ đông sáng lập sau thay đổi;
Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân người nhận chuyển nhượng;
Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức nhận chuyển nhượng (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
Hợp đồng chuyển nhượng, Biên bản thanh lý hoặc giấy tờ khác có giá trị chứng minh việc chuyển nhượng hoàn tất;
Quyết định góp vốn của tổ chức nhận chuyển nhượng;
Giấy uỷ quyền hoặc giấy giới thiệu cho người nộp hồ sơ.
Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ
Sau khi hoàn tất hồ sơ chuyển nhượng doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại sở kế hoạch và đầu tư.
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh phải cấp giấy xác nhận thay đổi hoặc thông báo rõ nội dung hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho doanh nghiệp.
Lưu ý: Doanh nghiệp phải nộp thông báo thay đổi tới sở kế hoạch đầu tư trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn tất việc chuyển nhượng.
Quy trình thủ tục chuyển nhượng cổ phần
Đây có lẽ là phần thông tin được quý bạn đọc quan tâm nhiều nhất. Nắm bắt được những nội dung thông tin này sẽ giúp bạn đọc biết được cần phải làm gì để hoàn tất thủ tục chuyển nhượng cổ phần theo đúng quy định pháp luật. Cụ thể quy trình thực hiện bao gồm các bước sau:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng cổ phần
Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp
Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo, kết quả đến doanh nghiệp
Mọi vấn đề vướng mắc về hồ sơ chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.