Ngày 19 tháng 01 năm 2018, tại Khách sạn Grand Plaza Hà Nội, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), kết hợp cùng Báo VietnamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2017. Đây là năm thứ 11 Bảng xếp hạng VNR500 được chính thức công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính 2017.
1. CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM
Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2009 với tổng vốn đầu tư 670 triệu USD. SEV là nhà máy sản xuất điện thoại di động đầu tiên với quy mô hoàn chỉnh tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. SEV là nhà máy sản xuất điện thoại di động thứ 7 của Samsung trên thế giới, và Việt Nam là quốc gia thứ 5 có cơ sở sản xuất của Samsung, bên cạnh Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Được coi là một đối thủ cạnh tranh mạnh của Nhật Bản, Đài Loan và cả các doanh nghiệp nội địa, SEV càng ngày càng mở rộng sản xuất nhằm trở thành nhà cung cấp bộ nhớ Ram động (DRAM), tủ lạnh, bộ nhớ flash, đầu DVD lớn nhất thế giới, và trở thành một trong 20 doanh nghiệp hàng đầu toàn cầu vào năm 2010. Hiện tại, SEV đã là một trong những nhà sản xuất dẫn đầu thế giới về màn hình plasma và điện thoại di động. Đến nay, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại KCN Yên Phong đã giải ngân 1,7/2,5 tỷ USD, đạt 68% tổng vốn đăng ký đầu tư. Từ số vốn đã giải ngân, SEV xây dựng tại KCN Yên Phong Khu tổ hợp công nghệ Samsung, với nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới và là nhà máy duy nhất trên thế giới có dây chuyền sản xuất điện thoại khép kín. Năng lực sản xuất của nhà máy bình quân mỗi tháng đạt: 8,3 triệu chiếc điện thoại di động; 5,5 triệu chiếc camera; 6 triệu mobile phone case; 600 ngìn máy hút bụi; 5 triệu LCD; 17 triệu pin điện thoại…. Sản phẩm của SEV xuất khẩu sang 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Giải quyết việc làm cho hơn 39.400 người lao động trong và ngoài tỉnh, SEV đã xây dựng khu ký túc xá dành cho nhân viên sản xuất với 14 tòa nhà, sức chứa 6.500 công nhân.
2. TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng. Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 148/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty TNHH MTV thuộc sở hữu Nhà nước.
3. TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
Tên giao dịch quốc tế là VIETNAM OIL AND GAS GROUP, gọi tắt là PETROVIETNAM (viết tắt là PVN) là công ty nhà nước được tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết hợp đồng dầu khí với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí theo quy định của pháp luật.
3. TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP VIỄN THÔNG – QUÂN ĐỘI
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin. Với slogan “Hãy nói theo cách của bạn”, Viettel luôn cố gắng nỗ lực phát triển vững bước trong thời gian hoạt động. Hiện nay, Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao. Năm 2017, Tập đoàn Viettel đạt doanh thu 250.800 tỷ đồng, tăng trưởng 9,4% so với năm 2016; tổng lợi nhuận đạt gần 44.000 tỷ đồng, tăng 12%. Trong nước, mảng viễn thông của Viettel tăng trưởng 6,4% trong năm 2017 (gấp gần 2 lần trung bình của thế giới); còn đầu tư nước ngoài tăng trưởng 24,4%, gấp 6 lần trung bình thế giới. Viettel hiện đang hoạt động và kinh doanh tại 13 quốc gia trải dài từ Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân, gấp khoảng 3 lần dân số Việt Nam. Bên cạnh viễn thông, Viettel còn tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất công nghệ cao và một số lĩnh vực khác như bưu chính, xây lắp công trình, thương mại và XNK, IDC. Chiến lược của Tập đoàn Viettel trong thời gian tới là tiếp tục phát triển các ứng dụng CNTT để đưa vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và cụ thể hóa tại nhiều thị trường nước ngoài, vươn lên trở thành một tập đoàn toàn cầu, nằm trong 20 DN viễn thông lớn nhất thế giới.
5. TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), tiền thân là Tổng công ty xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12/01/1956 của Bộ Thương nghiệp và được thành lập lại theo Quyết định số 224/TTg ngày 17/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua khoảng 56 năm hình thành và phát triển, đến nay Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã trở thành một trong số những doanh nghiệp quan trọng hàng đầu của Việt Nam với 42/68 đơn vị thành viên Petrolimex trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn 62/63 tỉnh, thành phố. Ở nước ngoài, Petrolimex có Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Singapore, Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Lào và đã mở Văn phòng đại diện Petrolimex tại Campuchia.. Tổng công ty là đầu mối nhập xăng dầu lớn nhất Việt Nam với doanh số nhập khẩu khoảng trên 4 tỷ USD, điều này cũng phần nào thể hiện được quy mô hoạt động của Petrolimex là rất rộng.