Người đại diện theo pháp luật của công ty được ví như “cây nêu” của công ty để mọi người nhìn vào, là một cơ chế pháp lý đặc biệt quan trọng đối với công ty. Thông qua người đại diện để xác định được tư cách hợp pháp của người thay mặt cho công ty thực hiện các giao dịch kinh tế, dân sự. Người đại diện theo pháp luật là một vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp theo đó tìm hiểu về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật cũng là một vấn đề rất quan trọng. Hãy cùng Tư vấn Blue tìm hiểu vấn đề này qua bài viết hôm nay.
Trong Luật doanh nghiệp 2014 và Bộ Luật dân sự 2015 đã nêu rõ những quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty. Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định người đại diện theo pháp luật của công ty phải được nghi nhận trong Điều lệ của pháp nhân.
Một công ty hoạt động bình thường thì không thể thiếu người đại diện theo pháp luật, dù chỉ trong một thời gian ngắn. Nếu không có người đại diện theo pháp luật, thì mọi hoạt động của công ty sẽ bị đình trệ, thâm trí đi vào bế tắc, không có lối thoát.
Thẩm quyền đại diện ký kết hợp đồng
Khoản 1 điều 13 luật doanh nghiệp 2014 chỉ ghi nhận “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”
Quy định này cho thấy rõ thẩm quyền thay mặt công ty ký kết hợp đồng của người đại diện theo pháp luật. Trước đây theo luật doanh nghiệp 2005 mỗi doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người đó phải kiêm nhiệm một trong các chức danh đứng đầu doanh nghiệp như Giám đốc, Tổng giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên. Còn theo luật doanh nghiệp 2014 công ty được bổ nhiệm nhiều người đại diện theo pháp luật do đó thẩm quyền ký kết hợp đồng phụ thuộc vào chức vụ mà người đại diện theo pháp luật đó nắm giữ và cách phân quyền của công ty cho chức vụ đó. Ví dụ: Công ty bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật thứ hai làm giám đốc nhân sự thì thẩm quyền của người này chỉ được thực hiện theo đúng quyền hạn ghi nhận trong điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của các doanh nghiệp là thay mặt công ty ký kết các giao dịch liên quan đến nhân sự mà thôi.
Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật
– Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
– Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
– Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ mà mình gây ra.
Với quy định này thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu người đại diện theo pháp luật đền bù do sai phạm cá nhân của họ làm thiệt hại cho công ty.
Phó giám đốc công ty có thể là người đại diện theo pháp luật
Pháp luật không ghi nhận chức danh lãnh đạo nào mới được kiêm nhiệm người đại diện theo pháp luật do đó công ty được quyền bổ nhiệm giám đốc điều hành, phó giám đốc, giám đốc tài chính làm người đại diện theo pháp luật để thay mặt doanh nghiệp thực hiện một số lĩnh vực nhất định.
Trên đây là bài viết trình bày Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ Tư vấn Blue qua hotline hoặc trực tiếp đến văn phòng để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.