Nhãn hiệu là đối tượng sở hữu trí tuệ dễ bị xâm phạm nhất, cho nên nhu cầu được bảo vệ đối với nhãn hiệu ngày càng cao của xã hội. Nâng cao hiệu quả hoạt động giám định nhãn hiệu sẽ góp phần tạo điều kiện hỗ trợ các bên có liên quan xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh. Tư vấn Blue xin chia sẻ những thông tin liên quan đến xử lý vi phạm nhãn hiệu tại Nghệ An như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm nhãn hiệu
Cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm nhãn hiệu được quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP. Theo đó, Khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phát hiện ra hành vi vi phạm nhãn hiệu, chủ thể quyền có thể liên hệ với các cơ quan sau để gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm
1.Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ (gồm thanh tra Bộ khoa học công nghệ và thanh tra sở khoa học công nghệ) có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp và xâm phạm quyền và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, trừ các hành vi vi phạm xảy ra trong hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa.
2. Cơ quan Thanh tra Thông tin và Truyền thông (gồm thanh tra Bộ và thanh tra Sở) có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra sở hữu công nghiệp và hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại của người khác được bảo hộ nhằm chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.
3. Cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra sở hữu công nghiệp; xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo trong hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa tại thị trường trong nước.
4. Cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra sở hữu công nghiệp; hành vi xâm phạm quyền và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp trong hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa.
5. Cơ quan Công an có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra sở hữu công nghiệp; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo.
6. Cục Quản lý cạnh tranh có thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương theo nguyên tắc xác định thẩm quyền quy định tại Điều 42 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. (Điều 15 Nghị định 97/2010/NĐ-CP).
Tài liệu cần thiết cho việc thực hiện phương án này bao gồm:
- Giấy ủy quyền;
- Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền;
- Tài liệu chứng minh tư cách chủ thể quyền
- Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị xử lý (Mẫu vật hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm);
- Kết luận giám định của Viện khoa học sở hữu trí tuệ;
- Các tài liệu khác có khả năng sử dụng trong quá trình xử lý của cơ quan có thẩm quyền;
Trong vòng 10 ngày sau khi nhận được đơn yêu cầu xử lý, có quan có thẩm quyền phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn yêu cầu xử lý. Trong trường hợp đơn chưa cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chủ thể quyền cung cấp, bổ sung trong vòng 30 ngày tính từ ngày ra yêu cầu.
Trong vòng 30 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho bên yêu cầu về dự định thời gian, biện pháp xử lý, thủ tục xử lý và yêu cầu chủ thể quyền hợp tác hỗ trợ trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm.
Xử lý vi phạm nhãn hiệu tại Nghệ An
Dựa vào kết quả giám định, chủ thể quyền có thể lựa chọn các phương án sau đây để xử lý hành vi xâm phạm quyền.
Phương án 1: Dịch vụ cảnh báo.
Trong trường hợp khách hàng đồng ý thực hiện theo phương án này, chúng tôi sẽ gửi thư cảnh báo đến bên vi phạm
Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện các yêu cầu trên hoặc thực hiện không đầy đủ thì chủ thể quyền có thể xem xét phương án 2 dưới đây.
Chú ý: Phương án này không phải là phương án bắt buộc theo quy định hiện hành.
Phương án 2: Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xâm phạm của bên vi phạm (biện pháp hành chính)
Nếu quý vị còn vướng mắc về xử lý vi phạm nhãn hiệu tại Nghệ An, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.