Theo quy định của pháp luật đầu tư hiện hành, nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện nhất định và thực hiện điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định của pháp luật. Tư vấn Blue xin chia sẻ những thông tin liên quan đến chuyển nhượng dự án đầu tư tại Nghệ An như sau:
Điều kiện để được chuyển nhượng dự án đầu tư.
Điều 45 Luật đầu tư 2014 đã quy định rõ điều kiện để được chuyển nhượng dự án đầu tư như sau:
“Điều 45. Chuyển nhượng dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật này;
b) Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
c) Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
d) Điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có).
2. Trường hợp chuyển nhượng dự án thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này kèm theo hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư để điều chỉnh nhà đầu tư thực hiện dự án.”
Điều 37 Nghị định 118/2015/NĐ-CP cũng quy định cụ thể các trình tự thủ tục phải tiến hành khi thực hiện chuyển nhượng dự án đầu tư như sau:
Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư:
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư;
- Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có)
- Bản sao Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC; bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định để điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Điều 175 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
“Điều 175. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm
1. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;
b) Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;
c) Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 189 của Luật này; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
d) Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
đ) Cho thuê lại quyền sử dụng đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm đối với đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
2. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự.”
Như vậy, công ty bạn và công ty A có thể tiến hành các giao dịch khi đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 189 Luật đất đai 2013 như sau:
“1. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được bán tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tài sản gắn liền với đất thuê được tạo lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Đã hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu tư đã được phê duyệt, chấp thuận.
2. Người mua tài sản gắn liền với đất thuê phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư;
b) Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với dự án đầu tư;
c) Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án trước đó.
3. Người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại theo giá đất cụ thể, sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định trong dự án.
4. Đối với trường hợp thuê đất để thực hiện dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng thì thực hiện theo quy định tại Điều 194 của Luật này.”
Nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên, 2 bên có thể tiến hành giao dịch như một hợp đồng tài sản thông thường. Tuy nhiên, đối tượng giao dịch ở đây là tài sản trên đất chứ không phải quyền sử dụng đất, mảnh đất đó vẫn là đất thuê trả tiền hàng năm của nhà nước.
Về thủ tục thực hiện: được quy định tại Khoản 5 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
“5. Trường hợp người sử dụng đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm mà bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê thì thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định sau:
a) Thực hiện mua bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về dân sự;
b) Sau khi nhận hồ sơ bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê, Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để cho bên mua, bên nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tiếp tục thuê đất;
c) Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định việc thu hồi đất của bên bán, bên góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê để cho bên mua, bên nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tiếp tục thuê đất; ký hợp đồng thuê đất đối với bên mua, nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê; thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế về việc hết hiệu lực của hợp đồng thuê đất đối với người bán, người góp vốn bằng tài sản;
d) Văn phòng đăng ký đất đai gửi hợp đồng thuê đất cho người mua, người nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp;
đ) Trường hợp mua bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với một phần thửa đất thuê thì phải làm thủ tục tách thửa đất trước khi làm thủ tục thuê đất theo quy định tại Khoản này.”
Trình tự, thủ tục:
Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (hoặc Ban quản lý khu kinh tế);
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án đầu tư hoạt động theo GCN đăng ký đầu tư và không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (hoặc 28 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh; 47 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương của Thủ tướng Chính phủ), cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư chuyển nhượng dự án.
Trước khi chuyển nhượng dự án, các nhà đầu tư cần nắm rõ về tình hình pháp lý ngoài các vấn đề về tài chính, nhân sự và các vấn đề trọng yếu khác của dự án, là đối tượng của chuyển nhượng. Do vậy, để đảm bảo việc chuyển nhượng có hiệu quả, các nhà đầu tư thường sử dụng công ty luật với các luật sư có chuyên môn cao để nghiên cứu thẩm định pháp lý (due diligence) toàn diện, đánh giá về các vấn đề liên quan tới các giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu, góp vốn của cổ đông hay thành viên, tài sản hữu hình (quyền sử dụng đất, nhà xưởng và máy móc, thiết bị…) và tài sản vô hình (bao gồm các quyền về sở hữu công nghiệp), giấy phép, hợp đồng hay các giao dịch có giá trị lớn, thuế, và các rủi ro pháp lý như tranh chấp, kiện tụng khác.
Việc chuyển nhượng dự án đầu tư là thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước chỉ thuận lợi khi các bên trong giao dịch chuyển nhượng đạt được các thỏa thuận, và trên thực tế , việc chuyển nhượng dự án đầu tư nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào quá trình thẩm định, đánh giá của các bên liên quan tới dự án.
Theo quy định của pháp luật đầu tư hiện hành, nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện nhất định và thực hiện điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
Việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư thành lập Công ty vốn đầu tư nước ngoàiđược thực hiện theo hai quy trình.
Khác với doanh nghiệp trong nước, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ hoạt động theo thời hạn hoạt động của dự án. Trước khi hết hạn, Nhà đầu tư muốn gia hạn thời hạn hoạt động của dự án phải nộp hồ sơ xin Gia hạn tại cơ quan có thẩm quyền nơi cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Mọi vấn đề vướng mắc liên quan đến chuyển nhượng dự án đầu tư tại Nghệ An, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.