Hiện nay nhà nước đang khuyến khích việc xuất khẩu các thiết bị y tế để mục đích tăng trưởng kinh tế cũng như thúc đẩy sản xuất mặt hàng này ra với thị trường quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam với bạn bè năm châu. Tuy nhiên nước ta mới là đất nước đang trong đà phát triển nên nhiều thiết bị, máy móc trong lĩnh vực y tế chưa tự sản xuất được mà phải nhập khẩu từ nước khác. Nhưng để xuất, nhập khẩu được các loại thiết bị y tế cũng cần tuân theo quy định của pháp luật, nhiều doanh nghiệp, tổ chức vẫn chưa nắm vững được các quy định này. Do đó Tư vấn Blue xin giới thiệu luật các điều kiện kinh doanh xuất khẩu trang thiết bị y tế theo pháp luật .
Cơ sở pháp lý
– Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế.
– Nghị định 169/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế.
– Luật Quản lý ngoại thương 2018.
– Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
Nguyên tắc đối với việc xuất khẩu trang thiết bị y tế theo pháp luật hiện hành.
Theo Nghị định 36/2016/NĐ-CP và Nghị định 169/2018/NĐ-CP, nguyên tắc áp dụng đối với việc xuất khẩu trang thiết bị y tế như sau:
– Tổ chức, cá nhân thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu và phải chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng của trang thiết bị y tế mà mình xuất khẩu, nhập khẩu.
– Trang thiết bị y tế đã có số lưu hành tại Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu theo nhu cầu, không hạn chế số lượng và không phải qua Bộ Y tế phê duyệt, trừ trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất.
– Việc cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do chỉ áp dụng đối với trang thiết bị y tế xuất khẩu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
– Việc tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hoặc chuyển khẩu, quá cảnh trang thiết bị y tế thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Việc nhập khẩu trang thiết bị y tế đã qua sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật hiện hành về việc kinh doanh tạm nhập, tái xuất
Dựa theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, hoạt động mà công ty bạn đang dự định tiến hành được xác định là hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Với hoạt động này, vì công ty bạn là doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam, theo Khoản 1, Điều 30 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện tiến hành kinh doanh tạm nhập, tái xuất như sau:
– Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, thương nhân phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Mục 2 Chương III của Nghị định này.
– Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
– Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định theo hai trường hợp nói trên, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan.
Theo quy định tại Nghị định này, hàng hoá của công ty bạn không thuộc hai trường hợp đầu tiên nên công ty bạn sẽ thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan.
Những điều cần lưu ý về tạm nhập, tái xuất
Theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP, bạn cần lưu ý:
– Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam. Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định.
Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.
– Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.
Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.
– Kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.
– Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ Tư vấn Blue qua hotline hoặc trực tiếp đến văn phòng để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.