Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, kinh doanh, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin tư vấn những vấn đề liên quan giúp quý vị hiểu về nhượng quyền thương mại tại Nghệ An như sau:

Hình minh họa
Điều kiện đối với Bên nhượng quyền
Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Hồ sơ nhượng quyền thương mại
Khách hàng cần cung cấp cho Tư vấn Blue những tài liệu, thông tin sau:
- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam;
- Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp; - Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 01 năm gần nhất.
Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
Thông qua định nghĩa trên, không khó để nhận ra sự tương đồng giữa nhượng quyền thương mại và hoạt động đại lý thương mại. Hai hình thức này đều được pháp luật về thương mại điều chỉnh, tức là một, hoặc một số chủ thể tham gia là thương nhân và tiến hành hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Về bản chất đều có sự cho phép một bên nhân danh chính mình để mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của một bên khác. Bên cạnh đó, luật cũng quy định cả hai hình thức này đều phải tuân thủ quy định về hình thức hợp đồng chặt chẽ: Hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Tuy vậy, nhượng quyền thương mại và đại lý thương mại vẫn có những đặc điểm hoàn toàn riêng biệt.
Thứ nhất, về cơ bản, đại lý thương mại là một hình thức thuê bán, Bên đại lý chỉ được bán các sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ thay cho Bên giao đại lý, nguồn cung ứng hoàn toàn phụ thuộc vào Bên giao đại lý. Nhượng quyền thương mại thì lại là một hình thức thuê thương hiệu: Bên nhận quyền trả phí để nhận được quyền sử dụng thương hiệu cũng như các yếu tố khác và sự hỗ trợ của Bên nhượng quyền để kinh doanh sinh lợi.
Thứ hai, Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ. Do đó Bên đại lý không phải là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền mà chủ sở hữu là Bên giao đại lý. Đối với hoạt động nhượng quyền thương mại, Bên nhận quyền ký hợp đồng để được chuyển giao quyền thương mại chứ không phải một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể nào. Nên dù sử dụng phương thức, công nghệ, sáng kiến và sự hỗ trợ của Bên nhượng quyền thì hàng hóa, dịch vụ tạo ra vẫn thuộc sở hữu của Bên nhận quyền.
Thứ ba, Bên giao đại lý sẽ trả cho Bên đại lý thù lao, và khoản thù lao đại lý này được trả dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá. Trường hợp Bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì Bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.
Trường hợp Bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho Bên đại lý thì Bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do Bên giao đại lý ấn định cho Bên đại lý. Tuy vậy do sự cạnh tranh của các Bên đại lý nên giá bán gần như đã được quyết định từ trước với một công thức chung mà phần giá cơ bản của hàng hóa, dịch vụ đã được ấn định sẵn và không có sự chênh lệch nhiều giữa các đại lý. Bên nhận quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại do là chủ hàng hóa, đồng thời để tránh các trường hợp cấm của pháp luật về cạnh tranh do hai bên đang dùng chung một thương hiệu nhưng pháp nhân và tài chính độc lập, Bên nhượng quyền trong các trường hợp luật định không được áp đặt giá, đặt ra công thức tính giá, gợi ý giá hay bất cứ hình thức nào gây ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của thị trường. Nguồn thu của Bên nhận quyền đến từ chính việc sản xuất và kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ và tự quyết định giá bán cho người tiêu dùng, thoạt nhìn có vẻ hoạt động nhượng quyền thương mại ở khía cạnh tài chính mang đến cho thương nhân nhiều ưu thế hơn. Nhưng kéo theo đó là những rủi ro do phải tự chịu trách nhiệm với quá trình kinh doanh sản xuất, tự bỏ vốn,đồng thời phải thanh toán cho Bên nhượng quyền các loại phí, các khoản tiền theo như hợp đồng đã giao kết.
Cuối cùng, ở hình thức đại lý thương mại, sự kiểm soát của Bên giao đại lý dành cho Bên đại lý chỉ nằm ở khía cạnh kiểm soát doanh số, Bên địa lý được tự quyền quyết định các khía cạnh khác trong quá trình kinh doanh của bản thân. Hoạt động nhượng quyền thương mại về cơ bản ngoài kiểm soát tài chính còn kiểm soát nhiều đối tượng khác như: Sản phẩm (Do sản phẩm không phải do họ trực tiếp sản xuất hay cung ứng mà chỉ chuyển giao phần công nghệ), cách bài trí cửa hàng, màu sắc, mùi hương trong khu vực kinh doanh, văn hóa nhân viên… Nhằm bảo đảm tính đồng bộ của toàn hệ thống nên quyền tự quyết của Bên nhận quyền sẽ giảm xuống rất nhiều.
Mọi vấn đề vướng mắc về nhượng quyền thương mại tại Nghệ An, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.