Nếu bạn đã từng đến Pháp với tháp Eiffel lộng lẫy, nguy nga, đạp xe ngắm những cánh đồng hoa oải hương ở Provence, nước Đức với lâu đài Neuschwanstein nổi tiếng ở vùng Bavaria ẩn khuất trong sương chiều, nước Ý với vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ của thành phố tình yêu Venice, Rome nhưng bạn đã từng nghe đến cảnh quan thanh bình và lãng mạn, hồ Bled được ví như viên ngọc quý của Slovenia, thu hút hàng triệu du khách trên thế giới về khám phá, chiêm ngưỡng, đất nước Luxembourg bé nhỏ có nhiều vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời cùng lịch sử và một nền văn hóa độc đáo mà được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1994.
Với 21 nước còn lại trong khối Schengen mà có thể bạn vẫn chưa khám phá hết mọi vẻ đẹp hút hồn từ các thành phố lớn hiện đại đến những vùng nông thôn nhỏ bé, cổ kín như trong truyện cổ tích cũng như văn hóa và ẩm thực vùng miền tạo nên những điểm đặc trưng mà bất kì ai có dịp thưởng thức đều không thể quên được.
Người xin visa Châu Âu không có bằng chứng về khả năng chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian lưu trú dự kiến hoặc chi phí quay về nước xuất thân/cư trú hoặc cho việc quá cảnh tới một nước thứ 3 mà người xin thị thực được phép. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin chia sẻ những thông tin liên quan đến làm visa đi Châu Âu theo hướng dẫn như sau:
Chọn quốc gia để xin Visa Schengen phù hợp
Tóm gọn lại các bài viết trước, để hiểu lý do vì sao thì bạn có thể bấm vào các link ở phần đọc thêm bên trên. Các quốc gia trong khối liên minh Schengen mà mọi người hay chọn để nộp hồ sơ xin Visa Schengen là Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Phần Lan.
Sau đó bạn sẽ xem tuỳ vào lịch trình chuyến đi, mà bạn chọn nộp hồ sơ xin Visa Schengen vào nước nào? Bạn bắt buộc phải xin Visa Schengen vào nước mà bạn nhập cảnh đầu tiên, hoặc quốc gia mà bạn có thời gian lưu trú lâu nhất trong hành trình của mình.
Có một số nước không chấp nhận nộp dạng du lịch tự túc, những dạng như thăm thân nhân hoặc công tác (có thư mời từ người thân hoặc đối tác) thì sẽ được chấp nhận cho nộp hồ sơ và tỷ lệ có visa sẽ khả thi hơn.
Lý do từ chối cấp Visa Schengen thường gặp
Điều kiện lưu trú không bảo đảm: Hiểu nôm na là nơi bạn sẽ lưu trú trong thời gian ở Châu Âu và mục đích của chuyến đi không được lãnh sự tin tưởng. Cái này phải trung thực và các bạn nên tự làm lịch trình cũng như là tự đặt khách sạn và các thông tin cụ thể về địa chỉ người bạn cho bạn lưu trú nhờ trong thời gian ở Châu Âu.
Tài chính không đảm bảo: Tài chính của bạn chứng minh không đủ cho chuyến đi. (Lãnh sự chê bạn ít tiền đó, haha). Vậy thì bạn có bao nhiêu tiền thì cứ đưa vào sổ tiết kiệm càng nhiều càng tốt nha. Không người ta chê mình nghèo, không cho mình đi.
Không có bảo hiểm du lịch. Quan trọng lắm đó nha bạn, đi châu Âu phải có bảo hiểm du lịch cho cả chuyến đi. Đôi khi các bạn sẽ quên book hoặc là quên kẹp vào hồ sơ xin Visa Schengen của mình.
Các điều kiện hồ sơ không đủ tin tưởng: Thu nhập không cao, công việc hiện tại không đủ ràng buộc, lịch sử đi du lịch chưa nhiều, không có tài sản ràng buộc tại Việt Nam…nói chung là hồ sơ yếu. Cái này bạn sẽ biết lý do sau khi nhận kết quả.
Giấy tờ thủ tục làm visa Châu Âu
1. 01 hình 4 x 6 (nền trắng không quá 6 tháng)
2. Hộ chiếu bản gốc còn hạn 6 tháng, có chữ ký, nộp kèm các hộ chiếu trước đây: Bản photo tất cả các trang.
3. Sổ hộ khẩu (photo tất cả các trang, sao y bản chính)
4. Giấy đăng kí kết hôn/ly hôn (photo, sao y bản chính) với người đã kết hôn hoặc đã li hôn.
5. Chứng minh tài chính: Giấy tờ nhà đất (photo, sao y bản chính), Đăng ký xe ô tô(nếu có) Sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 6 tháng hoặc sổ tiết kiệm hoặc số dư tài khoản tại thời điểm hiện tại từ 100.000.000 VNĐ … (có xác nhận của ngân hàng) (bản dịch, sao y bản chính)
6. Chứng minh việc làm hoặc việc học:
Nếu là nhân viên: hợp đồng lao động, bảng lương 6 tháng gần nhất (bản sao, có đóng dấu treo công ty), đơn xin phép nghỉ đi du lịch, xác nhận ngày phép, ghi rõ đây là kỳ nghỉ được hưởng lương hay không (in trên mẫu giấy có tiêu đề của công ty, nếu có). Nếu mới chuyển công tác thì nên cung cấp thông tin về công việc cũ và bằng chứng về thu nhập.
7. Bảo hiểm du lịch châu Âu.
8. Lịch trình chuyến đi, booking khách sạn, vé máy bay khứ hồi
9. Form xin du lịch châu Âu.
Các nước và thành phố nên đi
Chuyến đi châu Âu nên kéo dài ít nhất 2 tuần và 3 nước. Tuy nhiên nếu đi 5 nước, việc lên kế hoạch lại càng vất vả nên bạn nên cân nhắc trước khi quyết định. Nên đi 3-4 nước trong đó thăm khoảng 5-6 thành phố cho 2 tuần là hợp lý nhất.
Các nước nên đi: Châu Âu chia làm 4 phần: Đông, Tây, Nam, Bắc và bộ phận Trung Âu (giao giữa Đông và Tây Âu).
- Nam Âu: Khí hậu tốt, phong cảnh, kiến trúc đẹp (Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp).
- Bắc Âu (Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển) khí hậu khắc nghiệt và chi phí đắt đỏ hơn.
- Tây Âu: Đức, Bỉ, Luxembourg, Hà Lan…
- Đông Âu: Ukraine, Bulgaria, Nga…
Chú ý: bạn nên xem trong những ngày bạn đi có lễ hội nào ở châu Âu nào thú vị hãy đến nước đó. Ví dụ lễ hội bia Oktoberfest ở Munich (20/9-5/10) nên tới Munich một ngày để xem lễ hội đó.
Mọi vấn đề vướng mắc về làm visa đi Châu Âu theo hướng dẫn, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.