Nguyên tắc MFN và NT là một trong hai nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử là cốt lõi của luật WTO và đóng vai trò hết sức quan trọng trong quan hệ thương mại quốc tế. Hãy cùng Tư vấn Blue tìm hiểu 2 nguyên tắc này khi mà mọi thành viên trong đó có Việt Nam đều phải tuân thủ.
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc ( MNF) và Nguyên tắc đối xử quốc gia( NT) đều là các nguyên tắc cơ bản của WTO nhằm dành những ưu đãi có lợi nhất cho các loại hàng hóa nhập khẩu của các quốc gia. Trong đó:
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được hiểu là: dựa trên cam kết mà một nước dành cho nước đối tác những ưu đãi có lợi nhất mà nước đó đang và sẽ dành cho các quốc gia khác.
Nguyên tắc đối xử quốc gia được hiểu là: dựa trên cam kết mà một nước sẽ dành cho các sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp trong nước những ưu đãi không kém hơn so với những sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của quốc gia khác.
– Về bản chất:
MNF vừa là quyền đặc biệt vừa là nghĩa vụ mà các quốc gia phải tuân theo. MNF thể hiện sự công bằng, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các sản phẩm cùng loại đến từ các quốc gia khác nhau. Nước nhập khẩu có thể áp dụng MNF đối với các quốc gia với điều kiện hoặc vô điều kiện tùy thuộc vào chính sách của từng nước cũng như thỏa thuận của các bên.
NT là nguyên tắc thể hiện sự công bằng, bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với sản phẩm cùng loại đến từ nước xuất khẩu với sản phẩm trong nước.
– Về phạm vi áp dụng:
MNF áp dụng thông qua
+ Biện pháp cửa khẩu: thông qua thuế quan và phi thuế quan
+ Biện pháp nội địa: thông qua thuế và phí nội địa, quy chế mua bán
NF áp dụng thông qua
+ Thuế và phí trong nước: các quốc gia không được áp dụng các mức thuế và lệ phí đối với sản phẩm nhập khẩu cao hơn so với sản phẩm cùng loại trong nước hay áp dụng các biện pháp khác sử dụng thuế và lệ phí để bảo hộ sản xuất trong nước.
+ Quy chế về số lượng: Các quốc gia không được quy định về số lượng, tỉ lệ pha trộn, chế biến của sản phẩm sao cho số lượng, tỉ lệ đó trong các sản phẩm phải đến từ nội địa.
+ Quy chế mua bán: Quy định, yêu cầu về bày bán, sử dụng, vận tải,… đối với các sản phẩm trong nước không được phân biệt đối xử đối với các sản phẩm cùng loại đến từ nước nhập khẩu. Các yếu tố cạnh tranh cũng cần phải được đảm bảo công bằng.
– Các trường hợp ngoại lệ:
Ngoại lệ đối với MNF:
+ Chế độ ưu đãi thuế quan đặc biệt( Khoản 3 điều 1 GATT): áp dụng đối với 1 số trường hợp như trong Khối thịnh vượng chung, Khối liên hiệp Pháp,…
+ Khu vực hội nhập kinh tế ( khoản 4-> khoản 10 điều 24 GATT): các khu vực mậu dịch tự do và đồng minh thuế quan là các khu vực được hưởng ngoại lệ về nguyên tắc đối xử tối huệ quốc.
+ Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập ( Quyết định ngày 25/06/1971 của Đại hội đồng GATT): quy định này áp dụng nhằm mục đích giúp các nước đang phát triển có thể thúc đẩy nền kinh tế của nước mình. Theo đó, các nước phát triển tự nguyện dành cho các nước đang phát triển mức thuế quan ưu đãi hơn so với các nước phát triển khác mà không yêu cầu các nước đang phát triển phải cam kết dựa nguyên tắc ” có đi có lại”.
+ Ngoại lệ khác: trong trường hợp bảo vệ trật tự công cộng, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,…
Ngoại lệ đối với NT:
+ Mua sắm chính phủ: ưu tiên các loại hàng hóa và các nhà đầu tư trong nước.
+ Trợ cấp: mỗi quốc gia được phép hỗ trợ, trợ cấp cho các doanh nghiệp trong nước mình.
+ Phân bổ thời gian chiếu phim: các quốc gia được quyền tự chủ đối với việc phân bổ thời gian chiếu phim vì đây là dịch vụ đặc biệt, các quốc gia có quyền bảo vệ phim nội.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về nguyên tắc NT và MFN. Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ Tư vấn Blue qua hotline hoặc trực tiếp đến văn phòng để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.