Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể với nhãn hiệu, vì nhãn hiệu được xem như là một tài sản trí tuệ vô giá. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin tư vấn những thông tin liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa và thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như sau:
Nhãn hiệu hàng hóa, đặc điểm nhãn hiệu hàng hóa
Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.
Nhãn hiệu hàng hóa gắn vào sản phẩm và/hoặc bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau.
Nhãn hiệu dịch vụ gắn vào phương tiện dịch vụ để phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác nhau.
Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm:
1. Chữ có khả năng phát âm, có nghĩa hoặc không có nghĩa, trình bày dưới dạng chữ viết, chữ in hoặc chữ được viết cách điệu.
2. Hình vẽ, ảnh chụp.
3. Chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ, ảnh chụp.
Yêu cầu:
- Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết.
- Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa đăng ký của người khác đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại cục sở hữu công nghiệp hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
- Không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hóa được coi là nổi tiếng.
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện nhãn hiệu dự định đăng ký;
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ);
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp dự định sử dụng nhãn hiệu;
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân tương đương khác của chủ sở hữu là cá nhân;
- Chứng từ đã nộp phí, lệ phí.
Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam:
Thời gian thẩm định hình thức: 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng
Thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng
Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu: 01-02 tháng kể từ ngày có thông báo dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Các dịch vụ do Công ty tư vấn Tư vấn Blue cung cấp:
1. Đăng ký, duy trì và thực thi liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa bao gồm:
- Tư vấn, tra cứu và đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
- Tư vấn liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng nhãn hiệu hàng hoá
- Tra cứu và cung cấp thông tin về việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu hàng hoá
- Thực hiện chức năng đại diện sở hữu công nghiệp trong việc nộp đơn và tiến hành các thủ tục pháp lý đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá;
- Tư vấn và thực hiện chức năng đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
- Tư vấn và thực hiện chức năng đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận sửa đổi liên quan đến đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, ví dụ như: tên, địa chỉ của người nộp đơn, danh mục hàng hoá, dịch vụ và mẫu nhãn hiệu hàng hoá
- Tư vấn và thực hiện chức năng đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận sửa đổi liên quan đến Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trên cơ sở chuyển nhượng quyền sở hữu, sáp nhập công ty; ghi nhận đổi tên, địa chỉ của chủ văn bằng bảo hộ.
2. Tham vấn và đại diện theo ủy quyền cho khách hàng trong các vụ tranh chấp và khiếu nại liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm:
- Khiếu nại các quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;
- Phản đối đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
- Hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa;
3. Theo dõi và tiến hành các thủ tục duy trì hiệu lực đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bao gồm:
- Gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
- Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký
- Điều tra theo dõi về các nhãn hiệu hiệu trên thị trường
4. Tư vấn và đại diện cho khách hàng trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm:
- Thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm đối với sản phẩm/dịch vụ xâm phạm độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tư vấn xử lý vi phạm trong phạm vi xử lý dân sự, hành chính, tố tụng
- Tư vấn và yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;
- Khiếu nại và phối kết hợp với các cơ quan nhà nước chức năng xử lý vi phạm liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa và cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa;
Mọi vấn đề vướng mắc về nhãn hiệu hàng hóa và thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.