Mỗi một doanh nghiệp có thể kinh doanh nhiều loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau, việc đăng ký một nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm hay nhiều nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm là tuỳ thuộc theo chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế, việc đăng ký một nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm sẽ góp phần vào việc củng cố tên tuổi, hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp đó trong mắt người tiêu dùng. Tuy nhiên có những trường hợp cần thiết phải có những hình ảnh có tính phân biệt nhằm giúp sản phẩm mới có thể được hướng đến những nhóm người tiêu dùng cụ thể, thì việc sử dụng một nhãn hiệu mới có những chi tiết mới nhưng vẫn có sự liên hệ với nhãn hiệu cũ là cần thiết cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đó. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin tư vấn những lưu ý khi đăng ký và sử dụng nhãn hiệu như sau:
Khi chọn dấu hiệu để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau:
Nhãn hiệu hàng hóa phải được cấu tạo độc đáo, dễ nhận biết để có thể thực hiện chức năng phân biệt;
Nên chọn từ ngữ hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh để làm nhãn hiệu hàng hóa bởi vì người tiêu dùng có thể cảm nhận được nhãn hiệu hàng hóa đó bằng thị giác lẫn thính giác;
Từ ngữ được chọn làm nhãn hiệu hàng hóa phải ngắn gọn, dễ đọc (dễ phát âm hoặc đánh vần), dễ nhớ và dễ truyền thụ từ người này sang người khác;
Khi chọn từ ngữ kết hợp với hình ảnh thì phần hình ảnh trong nhãn hiệu phải được trình bày một cách ấn tượng, độc đáo, không nên chọn những hình ảnh cầu kỳ, phức tạp bởi lẽ khó lưu lại trong trí nhớ của người tiêu dùng. Rất ít doanh nghiệp chỉ chọn hình ảnh làm nhãn hiệu. Cần nhớ rằng màu sắc cũng là yếu tố tạo nên tính độc đáo, háp dẫn của một nhãn hiệu. Những dấu hiệu được chọn làm nhãn hiệu hàng hóa phải đáp ứng những điều kiện nhất định và không thuộc những dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu hàng hóa. Do vậy, khi thiết kế nhãn hiệu hàng hóa để đăng ký, doanh nghiệp cần tra cứu thông tin hoặc tham vấn ý kiến chuyên gia để tránh tình trạng thiết kế được nhãn hiệu ưng ý nhưng lại bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối đăng ký bảo hộ.
Các loại nhãn hiệu được đăng ký và bảo hộ
Ngoài các nhãn hiệu cổ chức, cá nhân bảo hộ cho phép xác định nguồn gốc sản xuất hoặc nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ, hay được gọi chung là nhãn hiệu, pháp luật còn bảo hộ Nhãn hiệu tập thể và Nhãn hiệu chứng nhận, Nhãn hiệu liên kết. Cụ thể:
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Nhãn hiệu tập thể thường là của một hiệp hội hoặc một tập thể mà các thành viên của nó có thể sử dụng nhãn hiệu tập thể để quảng bá sản phẩm của mình. Hiệp hội thường thiết lập một hệ thống các tiêu chuẩn nhất định cho việc sử dụng nhãn hiệu tập thể (chẳng hạn như các tiêu chuẩn về chất lượng) và cho phép các công ty thành viên sử dụng nhãn hiệu nếu họ đáp ứng được các tiêu chuẩn đó. Ví dụ: nhãn hiệu tập thể Bánh tráng Thạnh Hưng và khoai lang Bông súng là hai sản phẩm mới được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang phối hợp với UBND huyện Giồng Riềng trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho Hội Nông dân xã Thạnh Hưng, Hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tiến (Giồng Riềng), Kiên Giang,…
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Ví dụ, ISO 9000 là một nhãn hiệu chứng nhận được công nhận rộng rãi trên thế giới hoặc nhãn hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao cũng là nhãn hiệu chứng nhận được công nhận rộng rãi ở Việt Nam và một số nước trên thế giới,…
Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Ví dụ: doanh nghiệp dầu nhờn đăng ký nhãn hiệu ESCO cho sản phẩm dầu nhờn, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục đăng ký các nhãn hiệu tương tự như ESCA, ESCOO cũng cho sản phẩm dầu nhờn hoặc nhãn hiệu về xe máy của Hon da: như Wave bao gồm: Wave, Wave RX, Wave SX… Nhưng tên nhãn hiệu này được gọi là nhãn hiệu liên kết vì nó đáp ứng được ba điều kiện: Do cùng chủ thể là Hãng Hoanda đăng ký, các sản phẩm này đều có tính năng cơ bản tương tự nhau và cùng nằm trong chuỗi sản phẩm về xe Wave,…
Tra cứu nhãn hiệu:
Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp cần phải thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu một cách chính xác để tránh trường hợp nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó. Doanh nghiệp có thể trực tiếp tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:
- Đối với tra cứu nhãn hiệu quốc gia: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
- Đối với tra cứu nhãn hiệu quốc tế: http://www.wipo.int/branddb/en/
Gia hạn nhãn hiệu
Nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần bằng việc nộp một khoản phí quy định, tuy nhiên sau khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu thì doanh nghiệp phải sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ 05 năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực.
Mọi vấn đề vướng mắc về nhãn hiệu hàng hóa nói chung và những lưu ý khi đăng ký và sử dụng nhãn hiệu nói riêng, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.