Giải thể doanh nghiệp là việc các chủ doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh và sự tồn tại của doanh nghiệp; đồng thời tiến hành làm các thủ tục pháp lý với cơ quan quản lí có thẩm quyền về việc giải thể, nhằm mục đích chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan đến doanh nghiệp đó.
Trong bài viết này Tư vấn Blue xin tư vấn những lưu ý khi tiến hành giải thể doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất: Doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật.Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc giải thể doanh nghiệp và thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư.
Thứ hai: Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thứ ba: Thứ tự thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
- Nợ thuế;
- Các khoản nợ khác.
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
Thứ tư: Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể:
- Cất giấu, tẩu tán tài sản;
- Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
- Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
- Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
- Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
- Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
- Huy động vốn dưới mọi hình thức.
Thứ năm: Hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp
Khi đã có quyết định giải thể thì doanh nghiệp cần phải có đầy đủ những hồ sơ sau
- Quyết định giải thể hoặc quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định của Tòa án về tuyên bố giải thể doanh nghiệp.
- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ đóng tiền bảo hiểm xã hội.
- Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi của người lao động đã được giải quyết
- Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế
- Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
Trên đây là những điều cần biết về giải thể doanh nghiệp. Giải thể doanh nghiệp gồm nhiều thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian và phải trải qua nhiều cơ quan khác nhau như cơ quan thuế, cơ quan công an, cơ quan đăng ký kinh doanh…
Dịch vụ giải thể doanh nghiệp của Tư vấn Blue
Tư vấn giải thể công ty
- Tư vấn các quy định của pháp luật về giải thể công ty
- Tư vấn xử lý hàng tồn kho, xử lý tài sản, các khoản nợ phải trả
Soạn thảo các hồ sơ, biểu mẫu theo quy định của pháp luật về giải thể công ty
Thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế để xác nhận hoàn tất nghĩa vụ thuế
- Kiểm tra, xét báo cáo quyết toán thuế
- Tư vấn hoàn thiện sổ sách kế toán, hồ sơ quyết toán
- Nộp hồ sơ quyết toán thuế với cơ quan thuế
- Giải trình quyết toán với cơ quan thuế
- Nhận kết quả khóa mã số thuế
Trả dấu, đăng thông báo giải thể công ty
- Trả dấu của công ty giải thể tại công an và nhận thông báo thu hồi dấu
- Thực hiện đăng thông báo giải thể công ty
Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để giải thể công ty
- Nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh
- Kiểm tra, theo dõi tiến trình giải thể công ty; kịp thời thông báo cho khách hàng.
Mọi vấn đề vướng mắc về những lưu ý khi tiến hành giải thể doanh nghiệp, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.