Doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài phải có trách nhiệm làm thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (gồm thủ tục cấp mới giấy phép lao động và thủ tục cấp lại giấy phép lao động), lúc đó các khoản chi lương cho người nước ngoài mới được đưa vào chi phí hợp lý. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin chia sẻ thông tin về những lưu ý khi xin cấp giấy phép cho lao động cho người nước ngoài như sau:
Điều kiện cấp giấy phép lao động
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
- Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
- Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
- Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.
Hồ sơ cấp giấy phép lao động
1. Nếu người nước ngoài khám sức khỏe tại Việt Nam thì Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe cần được khám tại 1 trong các bệnh viện có tên trong danh sách theo công văn số 143/KCB – PHCN & GĐ ngày 05 tháng 02 năm 2015 của Cục Khám chữa bệnh – Bộ Y tế ban hành danh sách các cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe có yếu tố nước ngoài theo thông tư số 14/2013/TT-BYT.
2. Đối với một số nghề, công việc, văn bản chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:
- Giấy công nhận là nghệ nhân đối với những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
- Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;
- Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;
- Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.
3. Các giấy tờ trên của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với những trường hợp di chuyển nội bộ theo điểm a Điều 7 Nghị định 11/2016, phải có đầy đủ các giấy tờ sau:
- Thư bổ nhiệm từ công ty nước ngoài
- Văn bản chứng minh đáp ứng điều kiện là chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
- Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp .nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang làm việc.
- Văn bản chứng minh hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài. trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động trong phạm vi mười một ngành dịch vụ
Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.
Trước đây theo Thông tư 03/2014 thì khi xin miễn Giấy phép. lao động cho người nước ngoài, tổ chức doanh nghiệp bảo lãnh chỉ cần. nộp hồ sơ đề nghị xác nhận. Tuy nhiên theo Thông tư 40/2016, trước khi đề nghị xác nhận người nước ngoài thuộc trường. hợp miễn Giấy phép lao động, doanh nghiệp bảo lãnh cần xin Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đối với vị trí mà người nước ngoài được miễn giấy phép lao động làm việc.
Trường hợp thủ tục xin miễn giấy phép lao động
Thủ tục xin miễn giấy phép lao động thực hiện theo thông tư số 35/2016/TT-BCT ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2016
Thông tư này quy định về căn cứ, thủ tục xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (sau đây gọi tắt là WTO) không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nước ngoài trong vòng 07 ngày làm việc phải gởi báo cáo trình cơ quan chủ quản xin xác nhận người nước ngoài không thuộc diện xin cấp giấy phép lao động.
Ngoài các trường hợp không thuộc diện xin cấp giấy phép lao động thì người nước ngoài làm việc ở Việt Nam từ 03 tháng trở lên phải xin cấp giấy phép lao động.
Thực tế thì thủ tục xin miễn giấy phép lao động thì thành phần hồ sơ còn hơn cả thủ tục giấy phép lao động thông thường, nghĩa là còn bổ sung thêm giấy bổ nhiệm hoặc chứng minh người sắp được tuyển dụng này có ít nhất 1 năm làm việc tại công ty mẹ.
Mọi vấn đề vướng mắc về thủ tục hay những lưu ý khi xin cấp giấy phép cho lao động cho người nước ngoài, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.