Năm 2016, Việt Nam bắt đầu thay chứng minh nhân dân (CMND) bằng thẻ căn cước công dân. Vậy các thủ tục liên quan đến thẻ căn cước công dân như thế nào. Tư vấn Blue sẽ giới thiệu với các bạn ngay sau đây.
Đối tượng cấp thẻ Căn cước công dân
Theo quy định của Luật Căn cước công dân năm 2014 thì công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi cấp thẻ Căn cước công dân. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
Trình tự cấp thẻ Căn cước công dân
Theo quy định tại Điều 22 của Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định về trình tự, thủ tục:
Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện như sau:
a) Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;
b) Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.
Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;
c) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;
d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;
đ) Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
Như vậy, thủ tục thực hiện để được cấp thẻ Căn cước công dân như sau:
* Đối với công dân ( không làm trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân):
– Công dân yêu cầu cấp thẻ căn cước công dân điền vào tờ khai theo mẫu quy định;
– Trong trường hợp công dân chưa có thông tin trong ” Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư” thì công dân cần phỉe xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin ghi trong tờ khai theo mẫu quy định; Trường hợp công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân theo quy định.
– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;
– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục
– Trả thẻ Căn cước công dân. Có thể thể theo các hình thức sau:
+ Trả thẻ ngay tại trụ sở làm thẻ Căn cước công dân;
+ Trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân ( công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát) ;
* Đối với người đang làm trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân
Đối với những công dân trong biên chế chính thức của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang ở tập trung trong doanh trại, nhà tập thể chưa đăng ký thường trú tại một địa chỉ xác định khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm làm đầy đủ các thủ tục theo quy. Riêng việc xuất trình sổ hộ khẩu được định thay bằng giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp; trường hợp chưa có giấy chứng minh do Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cấp thì xuất trình quyết định tuyển dụng, điều động hoặc phân công công tác.
Đối với các trường hợp nêu trên, khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cần kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị và mục nơi thường trú trên thẻ Căn cước công dân được ghi theo địa chỉ trụ sở đơn vị nơi công dân đang trực tiếp công tác.
* Đối với người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định
Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
* Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
– Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
– Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
– Xác định lại giới tính, quê quán;
– Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
– Khi công dân có yêu cầu.
* Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
– Bị mất thẻ Căn cước công dân;
– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Trên đây là Thủ tục liên quan đến thẻ căn cước công dân của chúng tôi, quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ Tư vấn Blue qua hotline hoặc trực tiếp đến văn phòng để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.