Thủ tục để được cấp dự án đầu tư tại tỉnh Nghệ An
Dự án được phân thành các loại:
1.Dự án không phải đăng ký đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đầu tư
2.Dự án phải đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
a)Dự án phải đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
– Dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 – 300 tỉ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện.
– Dự án đầu tư có vốn nước ngoài có quy mô vốn dưới 300 tỉ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện
b)Dự án phải thẩm tra để cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
– Dự án có quy mô vốn từ 300 tỉ đồng Việt Nam trở lên hoặc
– Dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện (không quy định vốn) hoặc
– Cả hai trường hợp trên.
Những dự án phải đăng ký đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đầu tư sẽ phải tiến hành nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Nghệ An theo đúng quy định của pháp luật.
Các nhà đầu tư muốn được cấp dự án đầu tư tại Nghệ An còn cần phải căn cứ vào Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND tỉnh Nghệ An để tiến hành đầy đủ trình tự thủ tục cần thiết.
Theo quy định tại Quyết định này,Thủ tục để được cấp dự án đầu tư tại Nghệ An
Nhà đầu tư thực hiện các thủ tục đầu tư theo trình tự sau:
Bước 1:
Tham gia đấu giá đất hoặc tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư tại Nghệ An; hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cho phép khảo sát lựa chọn địa điểm hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Bước 2:
Thực hiện đồng thời các thủ tục sau:
– Lập và đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500;
– Thủ tục chấp thuận đầu tư đối với các dự án trong lĩnh vực phát triển nhà ở hoặc quyết định cho phép đầu tư dự án khu đô thị mới
Bước 3:
Phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương nơi có dự án tổ chức lập, thẩm định phê duyệt phương ản bồi thường, giải phóng mặt bằng;
– Tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
– Đề nghị cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành theo thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở, cơ quan cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy, thỏa thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật( cấp nước, thoát nước, cấp điện)
– Đăng ký và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác nhận Kế hoạc bảo vệ môi trường hoặc lập và đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
– Tổ chức phê duyệt dự án đầu tư( sau khi hoàn thành các thủ tục vừa nêu trên)
Bước 4:
– Phối hợp với các cơ quan có liên quan đề nghị xác định giá đất;
– Đề nghị cơ quan có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất; nhận bàn giao đất trên thực địa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Tổ chức lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và đề nghị các cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định theo thẩm quyền.
Bước 5:
– Đề nghị cấp giấy phép xây dựng (trừ các công trình được miễn giấy phép xây dựng theo điểm h, Khoản 1, Điều 2 Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 06/6/2014 của Chính phủ và theo Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13);
– Tổ chức khởi công xây dựng và triển khai thực hiện dự án.
Bước 6:
– Tổ chức nghiệm thu và đề nghị cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan PCCC kiểm tra nghiệm thu công trình;
– Đề nghị cơ quan chuyên môn kiểm tra, xác nhận việc đủ điều kiện về đảm bảo an toàn vệ sinh, môi trường;
– Tổ chức lập hồ sơ, đề nghị thẩm định và phê duyệt các nội dung ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho dự án (đối với dự án thuộc đối tượng được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật).
Từ Bước 3 đến Bước 6 Nhà đầu tư có thể tiến hành các thủ tục đồng thời, song song để rút ngắn thời gian thực hiện.